Hàn Vương Nga
1.Nhu cầu biểu cảm của con người.Đọc các câu ca dao và trả lời câu hỏi:- Thương thay con quốc giữa trờiDầu kêu ra máu có người nào nghe.- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.- Thân em như chẽn lúa đòng đòng,Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.Người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì trong các câu ca dao trên? Thổ lộ như vậy để làm gì?Theo em, khi nào thì con ngừoi cảm thấy cần làm văn biểu cảm ? Trong thư từ gửi cho người th...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 12 2021 lúc 16:27

Em tham khảo:

Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. Như thế có tác dụng gợi lên sự rộng dài, to lớn, và vì vậy ta có cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ==> Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ==> Đảo ngữ

Hình ảnh cô gái:

Hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng 

Phép tu từ so sánh: cô gái như "chẽn lúa đòng đòng" trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.

Bức tranh gợi nhiều hơn tả, gợi lên sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.

Bình luận (0)
Jeon Tỷ
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:55

Tham khảo nhé !

Đứng bên ni, ngó bên tê, Đứng bên tê, ngó bên ni, mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông": Cho ta thấy, dù đứng ở vị trí nào, thì cánh động cũng rộng bao la, bát ngát, gợi cho ta sự giàu có, trù phú của quê hương

Cảm nhận : Câu ca dao chính là lời ca ngợi của một chàng trai về đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình. Chàng trai này luôn ngắm cánh đồng của quê hương mình từ mọi góc độ và mọi phía. Nhìn đâu, chàng trai cũng cảm thấy cánh đồng quê mình thật bao la, rộng lớn, mênh mông và bát ngát . Người đó cảm thấy tự hào và ca ngợi những cảnh vật thiên nhiên nơi mình sinh ra. Việc khéo léo sử dụng phép đảo giữa hai câu ca dao đã làm bài ca dao hay hơn và hình ảnh cánh đồng được hiện lên một cách chân thực nhất. Sự ngắm nhìn tỉ mỉ từ mọi góc độ của người đó đã khiến ta thấy rõ tình cảm yêu mến, quý trọng của người đó đối với cánh đồng quê hương. Qua đó, bài ca dao nhằm nổi bật lên sự ca ngợi, tự hàn về thiên nhiên nơi mình sinh ra của một chàng trai.

Bình luận (1)
🧡___Bé Khủng Long ___🍀
12 tháng 12 2020 lúc 19:57

nói về cánh đồng lúa mênh mông ,đất nước rộng lớn END

Bình luận (0)
huỳnh
Xem chi tiết
Bà ngoại nghèo khó
25 tháng 11 2021 lúc 12:21

C

Bình luận (0)
Đông Hải
25 tháng 11 2021 lúc 12:21

C

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Phúc
25 tháng 11 2021 lúc 12:21

C

Bình luận (0)
Đỗ Đức Duy
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
18 tháng 9 2021 lúc 15:24

Tham khảo:

Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông/Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

Bình luận (0)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Hồ Thị Trung Nguyên
23 tháng 9 2016 lúc 22:01

lời của chàng trai nói với cô gái hay cô gái tự nói về mình 

 

Bình luận (0)
Trần Thị Đảm
23 tháng 9 2016 lúc 22:42

Có 2 cách hiểu

Cách thứ nhất: Là lời của cô gái nói về phân phận nhỏ bé, mảnh mai nhưng tràn đầy sức sống của mình . Biểu hiện qua " thân em"

Cách thứ hai : Là lời của chàng trai nhằn bày tỏ tấm long yêu mến mà mình đã đanh cho cô gái

Chúc bạn học tốt hihi

 

Bình luận (0)
Trần Kim Ngân
24 tháng 9 2016 lúc 22:05

Câu ca dao 1 : thể hiện nỗi thương cảm đối với công sức của con chim quốc, không được ai đoái hoài => gợi liên tưởng đến nỗi cảm thương với người ông dân, kêu hoài, kêu đến vô vọng cũng không có ai để ý.

-Câu ca dao 2: thể hiện niềm vui hồn nhiên, trong trẻo của cô thôn nữ trước vẻ tươi đẹp của cánh đồng quê hương => qua đó, gợi cho người đọc tình yêu đối với quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Anh Huỳnh
Xem chi tiết
Ashshin HTN
11 tháng 7 2018 lúc 15:14

ai h minh minh h lai cho

Bình luận (0)
Phan Thị Quỳnh Liên
12 tháng 7 2018 lúc 8:06

không bạn ạ

Bình luận (0)
deil
Xem chi tiết
Đỗ Đức Duy
Xem chi tiết
hoàng nhật minh
Xem chi tiết
Lươn Thị Cá ♡(ӦvӦ。)
28 tháng 9 2021 lúc 12:02

-Hai dòng đầu tiên có cấu trúc đặc biệt với phép điệp ngữ, đảo ngược.

-Tác dụng: gợi ra sự rộng lớn mênh mông và vẻ đẹp trù phú của cánh đồng

Bình luận (0)
Phương Linh Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 21:43

Câu 1: PTBĐ: miêu tả.

Tham khảo:

Câu 2:

Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê  Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm

Bình luận (0)